Diễn đàn Chuyên Toán
Chao mung ban den voi dien dan Chuyen Toan TG 2010 - 2013
Diễn đàn Chuyên Toán
Chao mung ban den voi dien dan Chuyen Toan TG 2010 - 2013
Diễn đàn Chuyên Toán
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Chuyên Toán

Diễn đàn của lớp chuyên Toán trường THPT chuyên Tiền Giang [ 2010 - 2013]
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Mouse
Fish
Tra cứu điểm thi Đại Học

 

 Các nhà toán học Việt Nam

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 138
Points : 5149
Reputation : 3
Join date : 23/04/2011
Age : 28
Đến từ : Tiền Giang

Các nhà toán học Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Các nhà toán học Việt Nam   Các nhà toán học Việt Nam EmptyFri Jul 01, 2011 8:43 pm

Hoàng Tụy
Giáo sư Hoàng Tụy, sinh ngày 17 tháng 12 năm 1927 tại Xuân Đài, Điện Bàn, Quảng Nam. Cùng với Giáo sư Lê Văn Thiêm, ông là một trong hai người tiên phong trong việc xây dựng ngành Toán học của Việt Nam.

Tiểu sửTháng 5 năm 1946, ông đỗ kỳ thi tú tài phần một và bốn tháng sau đó, đỗ đầu tú tài toàn phần ban toán tại Huế. Ông theo học Đại học Khoa học ở Hà Nội nhưng bỏ dở. Sau đó ông được mời dạy toán tại trường trung học Lê Khiết ở Liên khu V.
Năm 1951, ông theo học Trường khoa học do Lê Văn Thiêm phụ trách.
Năm 1954, Hoàng Tụy bắt đầu dạy toán tại trường Đại học Khoa học, sau là Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Tháng 3 năm 1959, Hoàng Tụy trở thành một trong hai người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ khoa học toán-lý tại Đại học Lomonosov tại Moskva.
Từ năm 1961 đến 1968 ông là Chủ nhiệm Khoa Toán của Đại học Tổng hợp Hà Nội; là Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam từ năm 1980 đến 1989.
Năm 1964, ông đã phát minh ra phương pháp "lát cắt Tụy" (Tuy's cut) và được coi là cột mốc đầu tiên đánh dấu sự ra đời của một chuyên ngành toán học mới: Lý thuyết tối ưu toàn cục (global optimization).

Vào tháng 8 năm 1997, Viện Công nghệ Linköping (Thụy Điển) đã tổ chức một hội thảo quốc tế với chủ đề "Tìm tối ưu từ địa phương đến toàn cục", được tổ chức để tôn vinh Giáo sư Hoàng Tụy, "người đã có công trình tiên phong trong lĩnh vực tối ưu toàn cục và quy hoạch toán học tổng quát" và nhân dịp giáo sư tròn 70 tuổi.
Tháng 12 năm 2007, một hội nghị quốc tế về "Quy hoạch không lồi" sẽ được tổ chức ở Rouen, Pháp để ghi nhận những đóng góp tiên phong của GS Hoàng Tuỵ cho lĩnh vực này nói riêng và cho ngành Tối ưu toàn cục nói chung nhân dịp ông tròn 80 tuổi.[1]
Trong những năm của thế kỉ 21, GS Hoàng Tuỵ đã dồn nhiều nỗ lực của mình vào việc phê phán sự yếu kém, lạc hậu và tiêu cực trong ngành giáo dục Việt Nam cũng như tham gia nhiều hội nghị tham luận về cải cách giáo dục.


Được sửa bởi Admin ngày Wed Jul 13, 2011 8:37 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://chuyentoan.forum-viet.net
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 138
Points : 5149
Reputation : 3
Join date : 23/04/2011
Age : 28
Đến từ : Tiền Giang

Các nhà toán học Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Các nhà toán học Việt Nam   Các nhà toán học Việt Nam EmptyFri Jul 01, 2011 8:44 pm

Hoàng Xuân Hãn

Hoàng Xuân Hãn (1908–1996) là một giáo sư toán học, kĩ sư, nhà Việt Nam học, và người soạn thảo và ban hành Chương trình Trung học Việt Nam đầu tiên.


Tiểu sửHoàng Xuân Hãn sinh năm 1908, quê làng Yên Hồ, huyện La Sơn, nay là xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Thuở nhỏ ông học chữ Hán và chữ Quốc ngữ tại nhà.

Năm 1926, ông đậu bằng Thành Chung, rồi ra Hà Nội học trung học ở trường Bưởi. Sau đó một năm, theo thiên hướng, ông lại chuyển sang học chuyên Toán ở Lycée Albert Sarraut.

Năm 1928, ông đỗ thủ khoa kỳ thi tú tài toàn phần và được nhận học bổng của chính phủ Đông Dương sang Pháp học dự bị để thi vào các trường lớn.

Năm 1930, ông đỗ vào trường École normale supérieure và Trường Bách khoa Paris. Ông chọn học trường Bách Khoa. Trong thời gian này ông bắt đầu soạn cuốn Danh từ Khoa học.

Năm 1932-1934: Ông vào học École Nationale des Ponts et Chaussées (Truờng Cầu đường Paris).

Năm 1934: Trở về Việt Nam, 4 tháng sau đó sang Pháp. Trên chuyến tầu, gặp cô sinh viên Nguyễn Thị Bính sang Pháp học dược khoa.

Từ năm 1934 đến năm 1936 trở lại Pháp; đậu cử nhân toán 1935, và thạc sĩ toán 1936 tại khoa Toán trường Đại học Sorbonne (Licence des Sciences mathématiques Sorbonne).

Năm 1936: Kết hôn với cô Nguyễn Thị Bính (sinh ngày 6/10/1911 tại Hà Nội) sau này trở thành dược sĩ.

Từ năm 1936 đến năm 1939, ông trở về Việt Nam dạy các lớp đệ nhất ban toán trường Bưởi (nay là trường Chu Văn An). Trong thời gian này ông hoàn tất cuốn Danh từ Khoa học.

Từ năm 1939 đến năm 1944, vì chiến tranh trường Bưởi phải rời vào Thanh Hóa. Tại đây, ông tìm thấy những tư liệu lịch sử về La Sơn Phu Tử và vua Quang Trung và những tấm bia nói về sự nghiệp của Lý Thường Kiệt.

Năm 1942, ông cho xuất bản Danh từ Khoa học.

Năm 1943, Đại học Khoa học được thành lập tại Hà Nội. Hoàng Xuân Hãn được mời dạy môn cơ học.

Tháng 4 năm 1945, vua Bảo Đại mời ông vào Huế để tham khảo ý kiền về việc thành lập chính phủ độc lập đầu tiên của Việt Nam.

Ngày 17 tháng 4 năm 1945, ông tham dự nội các Trần Trọng Kim với chức vụ Bộ trưởng Giáo dục - Mỹ thuật.

Từ ngày 20 tháng 4 đến ngày 20 tháng 6 năm 1945, với chức bộ trưởng, ông đã thiết lập và ban hành chương trình giáo dục bằng chữ Quốc ngữ ở các trường học. Áp dụng việc học và thi Tú Tài bằng tiếng Việt, dùng tiếng Việt trong những công văn chính thức. Chính phủ Trần Trọng Kim tại chức được 4 tháng.

Sau ngày chính phủ Trần Trọng Kim từ nhiệm, ông trở về dạy và viết sách toán bằng tiếng Việt, cùng cứu vãn những sách cũ, sách cổ bị đưa bán làm giấy lộn khắp đường phố Hà Nội.

Năm 1945, ông bắt đầu nghiên cứu truyện Kiều.

Từ 16 tháng 4 đến 12 tháng 5 năm 1946: tham dự Hội nghị Đà Lạt.

1949: ông xuất bản Lý Thường Kiệt.

Ông sang Paris năm 1951 và ở luôn bên Pháp. Trong thời kỳ 1951-1954 ông đã giúp Thư viện Quốc gia Pháp và các thư viện Dòng Tên ở Ý và Tòa Thánh Vatican làm thư mục về sách Việt.

Ông vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu, viết các bài gửi các báo Sử Địa (Sài Gòn, 1966-1974), tập san Khoa học - Xã hội (Paris, 1976-1987), Đoàn Kết (Paris, 1976-1981), Diễn Đàn (Paris 1991-1994).

Năm 1952: ông xuất bản La Sơn Phu Tử.

Năm 1953: ông xuất bản Chinh Phụ Ngâm Bị Khảo.

Năm 1954 sang Hội nghị Genève mong mỏi một giải pháp hòa bình: một chính phủ miền Nam có thể cộng tác với chính phủ miền Bắc để thực hiện việc thống nhất đất nước.

Ngày 21 tháng 7 năm 1992, ông thành lập tại Pháp một hội văn hóa có tên là Hội Văn hóa Giáo dục Cam Tuyền do ông làm chủ tịch. Hội có tôn chỉ và mục đích bảo vệ và phát huy văn hóa, giáo dục; nhất là bảo tồn văn hóa cổ Việt Nam tại Pháp và ở các quốc gia Tây phương.

Ngoài ra, tại Paris ông đã hoàn tất công trình lớn về Đoạn trường tân thanh có tên "Nghiên cứu về Kiều" từ hơn 50 năm nay.

Ông mất lúc 7 giờ 45 ngày 10 tháng 3 năm 1996 tại bệnh viện Orsay, Paris. Thi hài ông được hỏa táng chiều ngày 14 tháng 3 năm 1996 tại nghĩa trang L'Orme des Moineaux, Les Ulis, Pháp.

Giáo sư Hoàng Xuân Hãn được Nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Cụm công trình Lịch sử và Lịch Việt Nam: 1.Lý Thường Kiệt; 2. La Sơn Phu Tử; 3.Lịch và Lịch Việt Nam.


Được sửa bởi Admin ngày Wed Jul 13, 2011 8:38 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://chuyentoan.forum-viet.net
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 138
Points : 5149
Reputation : 3
Join date : 23/04/2011
Age : 28
Đến từ : Tiền Giang

Các nhà toán học Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Các nhà toán học Việt Nam   Các nhà toán học Việt Nam EmptyFri Jul 01, 2011 8:45 pm

Hoàng Xuân Sính
Hoàng Xuân Sính là một nữ giáo sư, tiến sĩ khoa học toán học đầu tiên của Việt Nam. Bà là cháu gái của nhà khoa học Hoàng Xuân Hãn.

Bà là người làng Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh nhưng trải qua thời niên thiếu ở Hà Nội và học phổ thông tại đây.

Bà đã từng du học đại học, cao học, bảo vệ luận án Tiến sĩ đệ tam cấp Toán học về "lý thuyết Gr-phạm trù", một phạm trù có phép toán và tính chất gần như một nhóm và Tiến sĩ quốc gia Pháp về "Cái nhúng của một phức một thứ nguyên vào một đa tạp vi phân hai thứ nguyên". Người hướng dẫn bà làm luận án là nhà toán học nổi tiếng thế giới Grothendieck (ông được giải thưởng Fields năm 1966).

Sau đó bà trở về giảng dạy toán và biên soạn sách giáo khoa đại học và phổ thông. Bà từng là chủ nhiệm bộ môn đại số, chủ nhiệm khoa Toán Đại học Sư phạm Hà Nội.

Bà là người sáng lập ra trường Đại học Thăng Long_trường đại học dân lập đầu tiên ở Việt Nam năm 1998. Hiện nay bà là chủ tịch Hội đồng quản trị. Bà là thành viên Hội đồng xét tặng Giải thưởng khoa học Kovalevskaya ở Việt Nam. Nhiều lần bà là Trưởng Đoàn học sinh Việt Nam đi dự O1ympic Toán Quốc tế. Bà cũng dành thời gian tham gia nhiều hoạt động xã hội đa dạng như phó Chủ tịch Đoàn chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt nam khóa VI (2004-?), Ủy viên Hội đồng chính sách khoa học và Công nghệ Quốc gia, Ủy viên Hội đồng Giáo dục Quốc gia, Ủy viên Hồi đồng Từ điển Bách khoa Việt Nam.


Được sửa bởi Admin ngày Wed Jul 13, 2011 8:38 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://chuyentoan.forum-viet.net
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 138
Points : 5149
Reputation : 3
Join date : 23/04/2011
Age : 28
Đến từ : Tiền Giang

Các nhà toán học Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Các nhà toán học Việt Nam   Các nhà toán học Việt Nam EmptyFri Jul 01, 2011 8:46 pm

Hà Huy Khoái
Hà Huy Khoái (sinh ngày 24 tháng 11 năm 1946) là Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học ngành toán học của Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học các nước thế giới thứ ba. Lĩnh vực ông nghiên cứu chủ yếu là Lý thuyết Nevanlinna (p-adic và phức), không gian Hyperbolic, xấp xỉ Diophantine và các L-hàm .

Tiểu sử
Ông sinh làng Thịnh Xá, xã Sơn Thịnh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1963, ông tốt nghiệp trường cấp 3 Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Vinh, Nghệ An. Năm 1967, ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội chuyên ngành toán học. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1978 và là tiến sĩ khoa học năm 1984 tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô.

Ông được phong chức danh Phó giáo sư năm 1984 và Giáo sư năm 1991. Từ năm 2001-2007 ông là Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam. Năm 2004, ông được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học thế giới thứ ba. Ông còn là Phó chủ tịch Hội Toán học Việt Nam

Gia đình
Trong gia đình ông còn có bốn người theo nghiệp toán. Đó là Hà Huy Hân giảng viên Học viện Kỹ thuật Quân sự; PGS, TSKH Hà Huy Vui; GS, TSKH Hà Huy Bảng làm việc ở Viện Toán học Việt Nam; TS Hà Huy Tài đã từng đoạt huy chương bạc tại kỳ thi Olympic toán học quốc tế dành cho học sinh phổ thông năm 1991, hiện đang dạy toán ở Mỹ. Ngoài ra, trong số các người thân của ông còn có GS, TSKH cầu đường Hà Huy Cương hiện đang làm giảng viên Học viện Kỹ thuật Quân sự; GS, TSKH Hà Huy Khôi là Viện trưởng Viện Dinh dưỡng thuộc Bộ Y tế Việt Nam. Hà Huy Minh, con trai ông, cũng từng đoạt huy chương đồng tại kỳ thi Olympic toán học quốc tế dành cho học sinh phổ thông năm 1989.


Được sửa bởi Admin ngày Wed Jul 13, 2011 8:38 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://chuyentoan.forum-viet.net
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 138
Points : 5149
Reputation : 3
Join date : 23/04/2011
Age : 28
Đến từ : Tiền Giang

Các nhà toán học Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Các nhà toán học Việt Nam   Các nhà toán học Việt Nam EmptyFri Jul 01, 2011 8:47 pm

Lê Tự Quốc Thắng
Lê Tự Quốc Thắng là học sinh Việt Nam đạt huy chương vàng tại kỳ thi toán quốc tế IMO lần thứ 23 tại Budapest,Hungary năm 1982. Giáo sư toán học nổi tiếng thế giới,tiến sĩ hàng đầu thế giới về ngành toán hình học topo [1]. Là thành viện của hội đồng tác giả cuốn "Bách khoa toàn thư về vật lý toán" (Encyclopedia of Mathematical Physics) do nhà xuất bản Elsevier ấn hành,xuất bản năm 2006. Hiện anh đang là giảng viên ngành toán tại Viện Công nghệ Georgia, Hoa Kỳ.

Tiểu sửAnh sinh năm 1965 tại Huế trong một gia đình có truyền thống về toán, cha là ông Lê Tự Hỷ từng là giảng viên khoa toán tại Đại học Huế, mẹ là bà Đinh Thị Quý Hương là giáo viên dạy toán cấp 3 tại Huế, anh trai là Lê Tự Quốc Hùng giảng viên khoa toán - tin tại trường Đại học Wroclaw (Ba Lan).
Anh học cấp 3 tại lớp chuyên toán trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP Hồ Chí Minh.
Năm 1982 anh giành huy chương vàng toán tại kì thi toán quốc tế IMO lần thứ 23,sau đó anh theo học khoa toán tại trường Đại học Tổng Hợp Lomonosov,Nga .Trong 8 năm học tại đây anh đã 2 lần đoạt giải nhất nghiên cứu khoa học của trường và vào năm 1991 cũng tại ngôi trường này, anh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành toán hình học topo.
Đầu năm 1992 anh công tác tại Viện toán học Steklov, Nga.
Từ 9/1992 đến 3/1994 anh công tác tại Viện Toán học Max - Planck, Bonn, Ðức.
Từ 3/1994 đến 8/1997 anh công tác tại Viện Vật lý lý thuyết Trieste, Italy.
Từ 6/1994 anh là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Tokyo.
Từ 1996 đến 1997 anh là thành viên hậu tiến sĩ của Viện nghiên cứu khoa học Toán,Berkely,CA
Từ 1994 đến 1996 anh là giáo sư trợ lý tại Đại học SUNY, Buffalo.
Từ 11/1996 anh là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Osaka.
Từ 5/1999 anh là giáo sư thỉnh giảng tại Viện Mittag - Leffler, Thụy Ðiển.
Từ 1999 đến 2003 anh là phó giáo sư tại Đại học SUNY, Buffalo.
Từ 7/2001 đến 9/2001 anh là giáo sư thỉnh giảng tại Viện nghiên cứu khoa học toán tại Tokyo,Nhật Bản.
Từ 6/2002 anh là giáo sử thỉnh giảng tại Đại học Grenoble,Hoa Kì.
Từ 7/2002 anh là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Paris VII,Pháp.
Từ 6/2004 đến 6/2005 anh là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Geneva ,Thuỵ Sĩ.
Từ 1/2004 đến nay là giáo sư chính thức của Viện Công nghệ Georgia ,Hoa Kì.

Những đóng góp của GS Lê Tự Quốc Thắng cho ngành toán và cho đất nước

Năm 1995:Anh cùng với 2 giáo sư người Nhật là J.Murakami và T. Ohtsuki đã phát minh ra bất biến lượng tử mang tên Le - Murakami - Ohtsuki mở ra một hướng mới cho ngành lý thuyết bất biến và đa tạp ba chiều một nội dung kiến thức quan trọng trong toán học topo.
Rất trăn trở với sự phát triển của ngành toán Việt Nam,anh đã cùng với các giáo sư toán Ngô Bảo Châu và Nguyễn Tiến Dũng là các Việt kiều cũng đều là các học sinh Việt Nam giành huy chương vàng tại các kì thi IMO,đang tích cực kết nối giúp giới toán học trong nước có điều kiện giao lưu với nước ngoài để tiếp tục làm toán.Bên cạnh đó nhận thấy sự thiếu thốn về điều kiện nghiên cứu toán ở trong nước anh đã liên tục tìm cách giới thiệu, tuyển chọn một số sinh viên Việt Nam qua Mỹ học nghiên cứu sinh ngành toán theo nguồn học bổng assistantship,trong số đó có TS Huỳnh Quang Vũ, cựu sinh viên Khoa Toán trường đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM người được chính giáo sư Lê Tự Quốc Thắng hướng dẫn bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Toán học tại Mỹ hiện đang giảng dạy tại trường đại học KHTN - Đại học Quóc Gia TP Hồ Chí Minh.

Hàng năm vào dịp hè anh thường về nước và tham gia giảng dạy tại lớp cử nhân tài năng toán trường đại học KHTN - Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.Đặc biệt tại kì thi IMO lần thứ 48 tổ chức tại Hà Nội từ 19-31/7/2007,anh đã cùng nhiều giáo sư toán học Việt kiều nổi tiêng khác từng thành danh tại các kì IMO đã về nước tham gia vào công tác chấm thi,qua đó đã tạo ra một kì thi IMO thành công tại Việt Nam.


Được sửa bởi Admin ngày Wed Jul 13, 2011 8:38 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://chuyentoan.forum-viet.net
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 138
Points : 5149
Reputation : 3
Join date : 23/04/2011
Age : 28
Đến từ : Tiền Giang

Các nhà toán học Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Các nhà toán học Việt Nam   Các nhà toán học Việt Nam EmptyFri Jul 01, 2011 8:47 pm

Lê Văn Thiêm
Lê Văn Thiêm (1918-1991) là Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học toán học đầu tiên của Việt Nam, một trong số các nhà khoa học tiêu biểu nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20. Lê Văn Thiêm và Hoàng Tuỵ là hai nhà toán học Việt Nam được chính phủ Việt Nam phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 vào năm 1996 về những công trình toán học đặc biệt xuất sắc.

Tiểu sử
Ông sinh ngày 29 tháng 3 năm 1918 tại xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình có truyền thống khoa bảng.

Năm 1939, ông thi đỗ thứ nhì trong kỳ thi kết thúc lớp P.C.B (Lý - Hoá - Sinh) và được cấp học bổng sang Pháp du học tại trường đại học sư phạm Paris (école Normale Supérieure).

Ông là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ toán học ở Đức năm 1944 về giải tích phức, Luận án Tiến sĩ Quốc gia ở Pháp năm 1948 và cũng là người Việt Nam đầu tiên được mời làm giáo sư toán học và cơ học tại Đại học Tổng hợp Zurich, Thụy Sĩ vào năm 1949.

Ông mất ngày 3 tháng 7 năm 1991 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Sự nghiệp
Giáo sư Lê Văn Thiêm là một tài năng toán học xuất sắc, tầm cỡ quốc tế, là người có công đầu đặt nền móng xây dựng và phát triển nền toàn học Việt nam.

Ông là một trong những người đầu tiên giải được bài toán ngược của lý thuyết phân phối giá trị hàm phân hình, hiện nay trở thành kết quả kinh điển trong lý thuyết này.

Năm 1963, nghiên cứu công trình về ứng dụng hàm biến phức trong lý thuyết nổ, vận dụng phương pháp Lavrentiev, giáo sư Thiêm cùng các học trò tham gia giải quyết thành công một số vấn đề thực tiễn ở Việt Nam như

Tính toán nổ mìn buồng mỏ đá Núi Voi lấy đá phục vụ xây dựng khu gang thép Thái Nguyên (1964)
Phối hợp với Cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng lập bảng tính toán nổ mìn làm đường (1966)
Phối hợp với Viện Thiết kế Bộ Giao thông Vận tải tính toán nổ mìn định hướng để tiến hành nạo vét kênh Nhà Lê từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh (1966 – 1967)
Ông đã ứng dụng hàm biến phức sang các lĩnh vực khác như: lý thuyết đàn hồi, chuyển động của chất lỏng nhớt. Kết hợp nghiên cứu lý thuyết với ứng dụng, Lê Văn Thiêm đề xuất một phương pháp độc đáo sử dụng nguyên lý thác triển đối xứng của hàm giải tích để tìm nghiệm tường minh cho bài toán thấm trong môi trường không đồng chất. Công trình này được đánh giá cao, được đưa vào cuốn sách chuyên khảo “The Theory of Groundwater Movement” (Lý thuyết chuyển động nước ngầm) của nữ Viện sĩ người Nga P.Ya.Polubarinova Kochina, xuất bản ở Moskva năm 1977.

Ông đã cùng với các cộng sự ở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam dùng toán học để góp phần giải quyết các vấn đề như:

Tính toán nước thấm và chế độ dòng chảy cho các đập thuỷ điện Hòa Bình, Vĩnh Sơn
Tính toán chất lượng nước cho công trình thuỷ điện Trị An
Ông là Viện trưởng đầu tiên của Viện Toán học, và là chủ tịch đầu tiên của Hội Toán học Việt Nam. Ông cũng là tổng biên tập đầu tiên của hai tạp chí toán học Việt nam là tạp chí “Acta Mathematica Vietnamica” và “Vietnam Journal of Mathematics”.

Ông là Đại diện toàn quyền của Việt Nam tại Viện Liên hợp Nghiên cứu Hạt nhân Dubna, Liên Xô (1956 – 1980).

Ông đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996.


Được sửa bởi Admin ngày Wed Jul 13, 2011 8:39 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://chuyentoan.forum-viet.net
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 138
Points : 5149
Reputation : 3
Join date : 23/04/2011
Age : 28
Đến từ : Tiền Giang

Các nhà toán học Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Các nhà toán học Việt Nam   Các nhà toán học Việt Nam EmptyFri Jul 01, 2011 8:48 pm

Lương Thế Vinh
Lương Thế Vinh (tên chữ Cảnh Nghị, tên hiệu Thụy Hiên; 1442–?) là một nhà toán học, phật học, nhà thơ người Việt. Ông đỗ trạng nguyên dưới triều Lê Thánh Tông và làm quan tại viện Hàn Lâm. Ông là một trong 28 nhà thơ của hội Tao Đàn do vua Lê Thánh Tông lập năm 1495.

Giai thoại
Có nhiều giai thoại về Lương Thế Vinh.

Về sự sáng tạo của Lương Thế Vinh hồi nhỏ, có giai thoại kể rằng một lần trong lúc đang chơi bóng với các bạn, quả bóng lăn xuống một hố hẹp và sâu, tưởng như không lấy lên được. Lương Thế Vinh đã nghĩ ra cách lấy bóng lên bằng việc đổ nước vào hố và lợi dụng việc bóng nổi trên nước để lấy lại quả bóng.

Về phong cách học tập của Vinh, có giai thoại so sánh ông với Quách Đình Bảo cũng là người nổi tiếng về thông minh, học giỏi ở vùng Sơn Nam (thuộc Thái Bình và Nam Định bây giờ). Khi sắp đến kỳ thi của triều đình, Quách Đình Bảo thì ngày đêm dùi mài kinh sử quên ngủ, quên ăn; còn Vinh thì thư giãn, thả diều cùng bạn bè. Kì thi đó Quách Đình Bảo đỗ đầu nhưng đến khoa thi Đình (kì thi Quốc gia) Quý Mùi năm Quang Thuận thứ tư, đời vua Lê Thánh Tông (1463) Lương Thế Vinh đỗ Trạng nguyên (đỗ đầu), Quách Đình Bảo đỗ Thám hoa (đỗ thứ 3).

Sự sáng tạo khoa học của Lương Thế Vinh được truyền khẩu qua câu chuyện ông tiếp đón sứ nhà Thanh là Chu Hy. Hy đã nghe nói về Lương Thế Vinh, không những nổi tiếng về văn chương âm nhạc, mà còn tinh thông toán học, nên thách đố Vinh cân một con voi. Lương Thế Vinh đưa voi lên một chiếc thuyền rồi đánh dấu mép nước bên thuyền, sau đó dắt voi lên. Tiếp theo, ông ra lệnh đổ đá hộc xuống thuyền, cho đến lúc thuyền chìm xuống đến đúng dấu cũ. Việc còn lại là đưa từng viên đá lên cân và cộng kết quả. Chu Hy thán phục Vinh nhưng tiếp tục đố ông đo bề dày của một tờ giấy xé ra từ một quyển sách. Khi nghe Vinh nói chỉ cần đo bề dày cả cuốn sách rồi chia đều cho số tờ là ra ngay kết quả, Chu Hy ngửa mặt lên trời than: "Nước Nam quả có lắm người tài!".

Lương Thế Vinh cũng được gắn với một vài giai thoại với vua quan nhà Hậu Lê. Các giai thoại này cho thấy ông ứng đáp thông minh với vua, có các lời khuyên dặn hợp lý cho vua và răn dạy các quan dưới cấp bỏ thói hách dịch nhân dân.


Tác phẩm
Về toán học, Lương Thế Vinh đã để lại

Đại thành Toán pháp
Khải minh Toán học
Về lịch sử hát chèo:

Hỷ phường Phổ lục
Về Phật học:

Thiền môn Khoa giáo (còn gọi là Thích điển Giáo khoa)
Bài tựa sách Nam Tông Tự Pháp Đồ (sách lịch sử đạo Phật Việt Nam viết bởi thiền sư Thường Chiếu tịch năm 1203)
Lương Thế Vinh nổi tiếng với tài năng toán học. Quyển Đại thành toán pháp của ông được đưa vào chương trình thi cử suốt 450 năm trong lịch sử giáo dục Việt Nam. Ông cũng được xem là người chế ra bàn tính gẩy cho người Việt, lúc đầu làm bằng đất rồi bằng trúc, bằng gỗ, sơn mầu khác nhau, đẹp và dễ tính, dễ nhớ. Các chuyện truyền miệng dân gian còn cho biết tài năng của ông được thể hiện từ khi nhỏ tuổi. Ông được nhân dân gọi tên là Trạng Lường sau khi đỗ trạng nguyên.

Ngoài công việc hàn lâm trong triều, Lương Thế Vinh còn được vua giao việc thảo những văn thư ngoại giao với nhà Minh. Triều Minh thường khen ngợi những văn thư ngoại giao này.

Dù là một nhà nho lỗi lạc, Lương Thế Vinh cũng sáng tác văn Nôm. Ông được cho là tác giả của Thập giới Cô hồn Quốc ngữ văn, còn gọi là Phật kinh Thập giới. Đây là áng văn Nôm cổ gồm đoạn mở đầu và 10 đoạn nói về 10 giới cô hồn: Thiền tăng, đạo sĩ, quan liêu, nho sĩ, thiên văn địa lý, lương y, tướng quân, hoa nương, thương cổ và đãng tử. Mỗi đoạn có một bài tán và kết thúc bằng bài kệ 8 câu. Vì sáng tác Phật kinh Thập giới, Lương Thế Vinh bị các bạn đồng nghiệp chê và ông không được ghi tên trong văn miếu Khổng Tử.

Tuy nhiên, Nhất Hạnh cho rằng Lương Thế Vinh không viết bài này vì bài kệ của đoạn về Thiền tăng có giọng đùa bỡn, không phù hợp với một người có nhiều cảm tình với Phật giáo như Lương Thế Vinh. Theo Lê Mạnh Thát, Thập giới Cô hồn Văn là một tác phẩm của vua Lê Thánh Tông (1442 - 1497).

Lương Thế Vinh cũng quan tâm nghiên cứu về âm nhạc dân gian, như hát chèo. Ông được vua Lê Thánh Tông giao cho cùng Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận chế định ra các lễ nhạc của triều đình.

Lương Thế Vinh được nhận định là có tính cách bình dị, mến dân, trung thực và khả năng châm biếm khôi hài trong việc răn dạy từ vua đến quan.


Được sửa bởi Admin ngày Wed Jul 13, 2011 8:39 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://chuyentoan.forum-viet.net
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 138
Points : 5149
Reputation : 3
Join date : 23/04/2011
Age : 28
Đến từ : Tiền Giang

Các nhà toán học Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Các nhà toán học Việt Nam   Các nhà toán học Việt Nam EmptyFri Jul 01, 2011 8:49 pm

Phan Đình Diệu
Giáo sư Phan Đình Diệu (sinh năm 1936 - ) là một nhà toán học của Việt Nam. Ông là một trong những người được ghi nhận là có công đầu trong kế hoạch đào tạo và phát triển ngành tin học tại Việt Nam. Ông là chuyên gia trong các lĩnh vực: toán học kiến thiết, lôgíc toán, lý thuyết thuật toán, ôtômat và ngôn ngữ hình thức, lý thuyết mật mã và an toàn thông tin. Ông là viện trưởng đầu tiên của Viện Khoa học tính toán và Điều khiển (nay là Viện Công nghệ Thông tin Việt Nam), Chủ tịch sáng lập Hội Tin học Việt Nam, phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Chương trình Quốc gia về Công nghệ Thông tin khóa I.

Tiểu sử
Ông sinh năm 1936, lớn lên tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Năm 1954, ông tốt nghiệp trung học tại trường kháng chiến Phan Đình Phùng - Hà Tĩnh, ra Hà Nội thi vào trường Đại học Khoa học.
Hết năm thứ nhất, ông chọn trường Đại học Sư phạm Khoa học. Cũng chính tại đây, Phan Đình Diệu đã tìm thấy sự say mê đối với ngành toán học. Năm 1957, ông tốt nghiệp thủ khoa và được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy.
Năm 1962, ông được cử đi Liên Xô làm nghiên cứu sinh tại Khoa Toán học tính toán và Điều khiển học, trường Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva mang tên Lomonosov.
Mùa hè năm 1965, sau khi hoàn thành luận án tiến sĩ, ông được đề nghị ở lại làm tiếp luận án tiến sĩ khoa học và đến năm 1967, ông về nước với học vị Tiến sĩ Khoa học.
Ông được cử đến công tác tại Uỷ ban Khoa học Nhà nước, bộ phận máy tính, cùng các bạn đồng nghiệp khác xây dựng phòng Toán học tính toán vừa được thành lập.
Năm 1975, trong một chuyến thực tập tại Pháp, ông đã được tiếp xúc với nhiều thành tựu hiện đại của ngành tin học trên thế giới. Từ đó, ông đã say mê tìm hiểu hai hướng phát triển mà ông cho là có triển vọng nhất và có thể ứng dụng và phát triển ở Việt Nam là vi tin học (trên cơ sở kỹ thuật vi xử lý và máy vi tính) và viễn tin học (trên cơ sở công nghệ viễn thông và mạng máy tính).

Đầu năm 1977, Viện Khoa học tính toán và điều khiển được chính thức thành lập, và ông được phân công làm viện trưởng. Là người dự thảo kế hoạch và cũng là người quản lý, từ năm 1977 đến 1985, ông đã đưa viện vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại của buổi đầu hoạt động, xây dựng được một số hướng nghiên cứu chính về tin học.
Sau đó, ông làm Phó viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam (nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Phó trưởng thường trực Ban chỉ đạo Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin.

Ông còn là người sáng lập và chủ tịch đầu tiên Hội Tin học Việt nam.
Ông giảng dạy các môn học: độ phức tạp tính toán, lý thuyết mật mã và an toàn thông tin, lập luận logic trong các hệ tri thức cho sinh viên và học viên sau đại học tại Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Công nghệ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ông là một thành viên của Đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Ông hoạt động phong trào dân chủ, đòi đổi mới chính trị (đa nguyên, đa đảng) để phát triển đất nước, do đó bị gạt bỏ khỏi danh sách đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên tiếng nói của ông có tính khoa học cao, nên có sức thuyết phục lớn, đặc biệt là đối với giới khoa học tại Hà Nội.

Gia đình
Các con ông đều thành đạt trong khoa học. Con gái ông, nữ tiến sĩ toán học Phan Thị Hà Dương, từng giành được Huy chương Đồng Olympic Toán quốc tế năm 1990. Con trai ông, Tiến sĩ toán học Phan Dương Hiệu, đang giảng dạy tại Pháp.


Được sửa bởi Admin ngày Wed Jul 13, 2011 8:39 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://chuyentoan.forum-viet.net
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 138
Points : 5149
Reputation : 3
Join date : 23/04/2011
Age : 28
Đến từ : Tiền Giang

Các nhà toán học Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Các nhà toán học Việt Nam   Các nhà toán học Việt Nam EmptyFri Jul 01, 2011 8:50 pm

Tạ Quang Bửu
Tạ Quang Bửu (23 tháng 7 năm 1910 – 21 tháng 8 năm 1986) là một giáo sư, nhà toán học người Việt; ông cũng từng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông cũng được bầu làm đại biểu Quốc hội liên tục từ khoá I đến khóa VI (1946–1981).

Ông là một nhà khoa học uyên bác trên nhiều lĩnh vực, không chỉ trong khoa học tự nhiên mà cả trong các khoa học xã hội như lịch sử, cổ học. Về cổ học, ông đọc được Luận ngữ, Đại học, Trung Dung, Mạnh Tử, Đạo đức kinh, Nam Hoa kinh... trong nguyên bản Hán ngữ. Về ngôn ngữ, ông thành thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, sử dụng được tiếng Đức, đọc hiểu tiếng Nga, tiếng Hán, tiếng Hi Lạp cổ, tiếng Latinh. Khi còn đi học, ông chỉ cốt sao thu nhận được nhiều kiến thức nhất chứ không quan tâm đến việc thi lấy bằng. Bên cạnh việc nghe giảng tại giảng đường đại học, ông dành phần lớn thời gian tự học tự cập nhật kiến thức. Khi làm bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, ông đã góp phần to lớn vào việc xây dựng nền đại học trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, vào sự nghiệp đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật ở miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ này.

Ông là người tham gia sáng lập Hội Vật lý Việt Nam (năm 1966).

Ông đã được Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam tặng thưởng: Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba.

Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 1) về khoa học công nghệ với tập hợp các công trình "Giới thiệu khoa học kĩ thuật hiện đại (sau 1945), chỉ đạo các nhiệm vụ quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và những quan điểm xây dựng ngành Đại học và Trung học chuyên nghiệp nước nhà". Các công trình của ông được đánh giá là đã định hướng phát triển một số ngành khoa học cơ bản; chỉ đạo kỹ thuật việc rà phá bom mìn phong toả Vịnh Bắc Bộ, Hải Phòng và chỉ đạo những nhiệm vụ kỹ thuật quan trọng khác trong kháng chiến chống Mỹ.

Tiểu sửTạ Quang Bửu được sinh ra trong một gia đình nhà giáo tại thôn Hoành Sơn, xã Nam Hoành, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Năm 1922, Tạ Quang Bửu thi vào trường Quốc học Huế và đỗ thứ 11. Sau đó ông ra Hà Nội học trường Bưởi. Năm 1929, sau khi đỗ đầu tú tài Việt và đỗ đầu tú tài Tây ban Toán, ông nhận được học bổng của Hội Như Tây Du học của Nguyễn Hữu Bài và sang Pháp học.

Tại Pháp, năm 1929 ông đăng ký học lớp toán đặc biệt của trường Louis le Grand về toán học và vật lý lý thuyết, đăng ký học cử nhân toán ở Viện Henri Poincaré. Ở đây có hai giảng đường lớn: Hermite dành cho cử nhân và Darboux dành cho những người học trên đại học. Ông đã đến nghe giảng ở Hermite và tham dự các buổi xê-mi-na ở Darboux. Tại đây, ông đã tiếp xúc với nhiều nhà toán học trẻ của nước Pháp, bí mật tham gia nhóm Nicolas Bourbaki. Mục đích của nhóm Bourbaki là tổng kết toàn bộ thành tựu toán học của loài người, mọi thành viên khi in các công trình toán học dù dưới dạng báo hay sách đều kí một bút danh là N. Bourbaki. Nhóm đã công bố hơn 40 công trình đồ sộ, được đánh giá cao. Năm 1961, ông cho ra đời tác phẩm về "Cấu trúc của Bourbaki".

Ông thi đỗ vào trường Centrale Paris năm 1930, theo học chương trình cử nhân khoa học ở Đại học Sorbonne, học toán ở các Đại học Paris, Đại học Bordeaux (Pháp) từ 1930 đến 1934 và được trường Bordeaux trao đổi sang Đại học Oxford (Anh) trong một thời gian ngắn. Tại đây ông học thêm vật lý lượng tử.

Trở về nước năm 1934, ông không ra làm quan mà đi dạy toán và tiếng Anh tại trường tư, ban đầu là trường Phú Xuân, sau là trường dòng Providence (Thiên Hựu) ở Huế. Ngoài tiếng Anh và toán, lí, hóa ông còn dạy các môn khoa học tự nhiên khác theo yêu cầu của nhà trường. Các môn này (động vật, thực vật, khoáng vật) ông tự nghiên cứu trong sách chuyên ngành cao hơn nhiều so với chương trình trung học rồi lên lớp với những mẫu hiện vật tự sưu tầm. Với thể thao, ông cũng tỏ ra xuất sắc ở một số môn và truyền đạt kinh nghiệm luyện tập cho các học sinh như: đánh bóng bàn theo kiểu Barma (đương kim vô địch thế giới về bóng bàn, người Hunggary), tập điền kinh theo phương pháp khoa học nhất, bơi sải (crawl)...

Từ 1942 đến 1945, ông đi làm công cho hãng Điện-Nước SIPEA, được cử phụ trách nghiên cứu. Ông đã thiết kế nhiều bộ phận cho các nhà máy điện, tái sinh dầu nhờn cho Qui Nhơn. Ông đã khước từ Huân chương Bắc đẩu do Pháp trao vì thiết kế đường dây điện cao thế cho nhà máy vôi Long Thọ. Ngoài ra ông vẫn tranh thủ học thêm và nghiên cứu cơ học lượng tử và phương trình vi phân.

Ông là một trong những người tiên phong của Việt Nam dự trại Tráng sĩ của tổ chức Hướng đạo Việt Nam. Thi đỗ ông được cấp bằng trại trưởng và là đại diện huấn luyện cho toàn Đông Dương. Ông được bầu làm Huynh trưởng Hướng đạo sinh Trung Kỳ.

Tháng 8/1945, ông ra Hà Nội tham gia cách mạng. Từ tháng 9/1945 đến 1/1946, ông đã đảm nhận chức vụ Tham nghị trưởng Bộ Ngoại giao trong Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, rồi Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Năm 1946 ông tham gia đoàn đại biểu chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dự Hội nghị Đà Lạt, rồi Hội nghị Fontainebleau (Pháp) đàm phán với Pháp và nhân đó sang Zurich dự lễ kỷ niệm 200 năm thành lập Hội các nhà khoa học tự nhiên Thụy Sĩ vào tháng 7 năm đó.

Tháng 7 năm 1947, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 8 năm 1947, ông làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, sau đó một năm trở lại cương vị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu đã chỉ đạo và biên soạn cuốn sách "Bắn máy bay bằng súng trường tập trung" phổ biến rộng rãi khắp nơi và sau đó, khiến máy bay Pháp phải dè chừng trên vùng trời Việt Nam. Kinh nghiệm này cũng được áp dụng cho dân quân du kích Việt Nam dùng súng trường bộ binh bắn rơi máy bay phản lực Mỹ trong Chiến tranh chống Mỹ.

Tháng 8 năm 1948 ông là ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao vừa được thành lập, sau đó còn làm Chánh văn phòng Quân ủy Trung ương.

Tuy kiêm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng khác nhau, ông vẫn dành thời gian truyền thụ kiến thức của mình cho các thế hệ học trò. Ngay trong những ngày Cách mạng mới thành công, ông vừa tham gia các công việc của chính phủ vừa giảng dạy môn vật lý tại Đại học Hà Nội.

Đại diện Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam Tạ Quang Bửu ký Hiệp định đình chiến ở Đông DươngNăm 1954, ông tham gia đoàn đại biểu chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dự Hội nghị Geneva về Việt Nam trên cương vị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và là người đại diện cho Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam kí văn bản Hiệp nghị đình chỉ chiến sự tại Việt Nam và Lào, thường được biết đến dưới cái tên Hiệp định Geneva về Việt Nam.

Ngay sau khi miền Bắc được giải phóng, ông được cử làm Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội (1956-1961) đồng thời là Phó Chủ nhiệm kiêm Tổng Thư ký Uỷ ban Khoa học Nhà nước. Là lãnh đạo Uỷ ban Khoa học Nhà nước, ông trực tiếp làm trưởng ban Sinh vật - Địa học. Các bài giảng của ông về sinh học hiện đại có các giáo sư đầu ngành đến dự.

Ông là Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp từ 1965 đến 1976. Giáo sư Tạ Quang Bửu đã đề xuất cải tiến nội dung giảng dạy những điều "cơ bản nhất, hiện đại nhất và sát hợp với điều kiện Việt Nam nhất". Theo sự chỉ đạo của Giáo sư, hệ thống các ban thư kí các bộ môn và các ngành đào tạo được thành lập để cải tiến chương trình đào tạo đồng thời các cán bộ có trình độ cao và kinh nghiệm giảng dạy cũng được tập hợp để biên soạn các giáo trình... Những năm đầu của thập niên 1970, ông đã tổ chức một loạt các cuộc hội thảo về phương pháp giảng dạy đại học. Chủ trương mở rộng quy mô đào tạo bằng việc lập nhiều trường chuyên ngành đã được phối hợp chặt chẽ với chính sách tuyển chọn mỗi năm hàng trăm sinh viên, cán bộ ưu tú để gửi đi đào tạo tại các nước xã hội chủ nghĩa.

Thời kỳ này, giáo sư Tạ Quang Bửu vẫn tham gia giải quyết những vấn đề gay cấn nhất trong khoa học kỹ thuật quân sự. Mùa hè năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon ra lệnh thả thuỷ lôi trên sông biển và phong toả cảng Hải Phòng. Ông đã trực tiếp chỉ đạo một tổ nghiên cứu thiết kế, chế tạo khí tài phá thuỷ lôi (mật danh GK1) để chống lại thủy lôi chiến lược MK 52 của Mỹ, khí tài phá bom từ trường (mật danh GK2) do Tiến sĩ Vũ Đình Cự làm tổ trưởng.

Đêm 14 tháng 8 năm 1986, ông đột ngột ngưng làm việc do rối loạn tuần hoàn não và một tuần sau, ông qua đời.


Được sửa bởi Admin ngày Wed Jul 13, 2011 8:39 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://chuyentoan.forum-viet.net
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 138
Points : 5149
Reputation : 3
Join date : 23/04/2011
Age : 28
Đến từ : Tiền Giang

Các nhà toán học Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Các nhà toán học Việt Nam   Các nhà toán học Việt Nam EmptyFri Jul 01, 2011 8:50 pm

Vũ Hữu
Vũ Hữu (1437–1530) à một nhà toán học người Việt, và cũng là một danh thần dưới triều đại Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông. Ông còn được coi là nhà toán học đầu tiên của Việt Nam.

Tiểu sử, sự nghiệp

Ông người làng Mộ Trạch, tổng Thì Cử, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương, nay là làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Năm Quang Thuận thứ 4 đời vua Lê Thánh Tông (Quý Mùi 1463), ông đỗ Hoàng giáp.

Vũ Hữu đã kinh qua các chức vụ như Khâm hình viện lang trung, Thượng thư bộ Hộ, Thượng thư bộ Lễ trong triều đình nhà Hậu Lê, sau được tặng phong Thái bảo. Mặc dù về hưu năm 70 tuổi, đển năm 90 tuổi (1527), ông vẫn được vua tin dùng, sai mang cờ tiết đi phong vương cho Mạc Đăng Dung. Khi đó ông có tước là Tùng Dương hầu.


Công trình toán học
Công trình toán học ông để lại cho hậu thế nổi bật là Lập Thành Toán Pháp. Quyển sách này miêu tả các phép đo đạc cũng như cách tính xây dựng nhà cửa, thành lũy. Các phép đo ruộng đất được tính theo đơn vị mẫu, sào, thước (24 mét vuông) và tấc (1/10 thước).

Sách Công dư tiệp ký ghi lại câu chuyện sau: Vua Lê Thánh Tông muốn thử tài của Vũ Hữu, nên đã giao cho ông sửa chữa ba cửa Đoan Môn, Đại Hưng và Đông Hoa của thành Thăng Long. Tuân lệnh, Vũ Hữu dùng thước đo chiều cao, chiều dài, chiều rộng của các cửa thành và tính ra số gạch đá, vật liệu phải dùng. Kết quả là khi xây xong, đá không thừa một tấc, gạch không thiếu một viên, quy mô các cửa thành được sửa chữa không sai một ly, một tấc. Vua Lê Thánh Tông rất hài lòng đã ban chiếu khen thưởng Vũ Hữu.


Được sửa bởi Admin ngày Wed Jul 13, 2011 8:40 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://chuyentoan.forum-viet.net
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 138
Points : 5149
Reputation : 3
Join date : 23/04/2011
Age : 28
Đến từ : Tiền Giang

Các nhà toán học Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Các nhà toán học Việt Nam   Các nhà toán học Việt Nam EmptyFri Jul 01, 2011 8:51 pm

GS Nguyễn Cảnh Toàn - Tự học thành tài
Ông được Trung tâm Tiểu sử danh nhân của Mỹ (ABI) đánh giá là một trong những trí tuệ Việt Nam lớn nhất của thế kỉ XX. Vị giáo sư toán học đáng kính năm nay đã bước vào tuổi 78 (ông sinh năm 1926), nhưng rất minh mẫn và tích cực hoạt động khoa học. Trò chuyện với ông, chúng tôi không khỏi kinh ngạc về năng lực tự học của ông - điều mà ngày nay hầu như học sinh, sinh viên của ta không có.

Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn quê ở Đô Lương (Nghệ An), một vùng quê có truyền thống trọng học. Cha ông là nhà nho, thi hương mãi không đỗ, lại gặp lúc bãi bỏ khoa cử Hán học. Cụ phẫn chí vì không thoả được ước nguyện đua tranh “bia đá bảng vàng” nên dồn hết sự trông đợi vào con cái, bởi thế, nên cụ rất quan tâm tới việc học của các con. Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn kể: cụ theo riết việc học của chúng tôi, hay so sánh với con nhà hàng xóm, cứ mỗi lần học là cụ lại ngồi gần đấy “theo dõi”. Hồi đó, chúng tôi xếp thứ theo từng tháng, hễ tháng nào tôi kém là phiền với cụ, cụ dầy dà suốt. (Chính vì thế mà sau này, cả bốn anh em nhà ông thì hai người là GS.TSKH, một người là GS.TS, một người là TS...

Tuy vậy, khi học bậc tiểu học, cậu bé Nguyễn Cảnh Toàn cũng chỉ vào loại khá chứ chưa xuất sắc, chưa tỏ ra có năng khiếu gì, chỉ một lần duy nhất cậu được tuyên dương môn… văn. Tốt nghiệp tiểu học, cậu lên học ở Quốc học Vinh bậc thành chung. Thời gian này, năng khiếu về môn toán của cậu bộc lộ rất rõ, bởi tính cậu hay tò mò, muốn hiểu cặn kẽ mọi vấn đề, nên khi học, cậu là người rất hay hỏi, nhiều khi không thoả mãn cậu tìm những sách tham khảo để đọc thêm. Dần dần, cậu đã xếp thứ nhất trong lớp. Hồi đó, Nguyễn Cảnh Toàn trọ học cùng một anh lớp trên, thấy anh này học toán có nhiều điều mà lớp dưới chưa học đến, cậu thích lắm, lân la mượn sách xem, ấy thế chẳng mấy chốc cậu giải được cả những bài toán lớp trên. Một lần cậu đi tàu hoả, bỗng nảy ý tò mò muốn tính vận tốc tàu ra sao. Cậu nhìn ra những cột cây số bên đường, tính toán thời gian đi tiếp sang cột cây số khác là mấy phút, thế là biết được vận tốc tàu. Nhưng có những đoạn đường không có cột cây số thì làm thế nào mà tính được? Cậu để ý thấy mỗi khi bánh sắt tàu nghiến trên thanh ray, đến khoảng nối giữa hai thanh thì phát ra một tiếng “kịch”, cậu đo độ dài một thanh ray rồi đếm tiếng động trong một phút, vậy là biết vận tốc tàu… đại khái cứ tự mày mò như vậy mà cậu học môn toán rất giỏi. GS, Nguyễn Cảnh Toàn kể, tôi học giỏi được còn là do thầy giáo Đinh Thành Chương rất quý tôi (thầy Chương dạy cả 4 môn toán, lý, hoá, sinh) hễ thầy có quyển sách mới nào cũng gọi tôi đến cho mượn (thầy thường đặt mua sách bên Pháp). Tác động của việc này, theo tôi là lớn lắm, vì thầy cho mượn sách thì buộc mình phải đọc kỹ, kẻo khi thầy hỏi còn biết đường trả lời. Thầy Chương nhiều lần tuyên dương Toàn trước lớp rằng: “Toàn không phải thần đồng, nhưng biết cách học, các trò phải theo gương Toàn”.
Tốt nghiệp xuất sắc bậc thành chung, Nguyễn Cảnh Toàn vào Huế học tiếp bậc tú tài ở Quốc học Huế. Hồi đó, bậc tú tài chia làm hai phần: học xong hai năm đầu, thi đậu gọi là tú tài bán phần, sau đó học tiếp một năm, thi đậu sẽ là tú tài toàn phần. Năm thứ ba này, chỉ có hai phân ban là triết và toán. Nghe nói học ở phân ban toán sẽ được học tới bẩy môn toán là Hình học; Số học; Lượng giác; Đại số; Cơ học; Hình học hoạ hình; Thiên văn, Toàn thấy lạ lắm và háo hức muốn học ngay những môn đó xem sao. Thế là Toàn nảy ý định “nhảy cóc”. Những ngày nghỉ, cậu tự học chương trình của năm thứ hai, cuối năm đó, cậu đăng ký dự kỳ thi tú tài bán phần (hồi ấy quy chế dự thi rất thoáng, ai đủ khả năng cứ việc đăng ký, không cần học tuần tự từng lớp). Nguyễn Cảnh Toàn đã đỗ xuất sắc và vào học phân ban toán, năm sau cậu dễ dàng đỗ tú tài toàn phần, đó là năm 1944.

Lúc này, Nguyễn Cảnh Toàn phải chịu một chút phiền phức nho nhỏ, bởi cậu muốn theo học Đại học khoa học, nhưng cha mẹ lại nhất quyết bắt cậu phải học đại học Luật, bởi các cụ nghĩ rằng học đại học khoa học sau này chỉ làm thầy giáo thôi, còn học luật ra trường là làm quan. Chiều lòng cha mẹ, Nguyễn Cảnh Toàn đăng ký học luật (trường này chỉ cần ghi tên là được) nhưng vẫn lén thi vào đại học khoa học (số 5 Lê Thánh Tông bây giờ). Đại học khoa học trước kia Pháp không mở ở Đông Dương, chỉ đến thế chiến II, khi con em người Pháp ở Đông Dương về Pháp học cũng không được nên chúng mới mở bên ta, muốn học trường này, phải thi đỗ mới được vào. Nguyễn Cảnh Toàn thi đỗ, nhưng mới học được 5 tháng thì Nhật đảo chính Pháp, trường đóng cửa, ông phải về quê. Cách mạng tháng Tám, ông tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương, tích cực dạy truyền bá quốc ngữ. Đến tháng 9/1946, Chính phủ ta mở lại trường đại học, ông lên Hà Nội học tiếp, vừa hay ĐH khoa học mở cuộc thi chứng chỉ toán đại cương cho những người đã học xong năm thứ nhất. Tuy ông mới học được năm tháng, nhưng đã tự học chương trình cả năm, nên ông ghi tên thi và đã đỗ thủ khoa. Ông học tiếp hai chứng chỉ là Cơ học thuần lý và Vi phân tích phân, nhưng vừa được một tháng thì kháng chiến toàn quốc bùng nổ, trường lại tan tác, ông lại về quê tham gia công tác tuyên truyền kháng chiến.

Năm 1947, Liên khu Bốn mở trường Trung học chuyên ban Huỳnh Thúc Kháng (ở Hà Tĩnh), nhà trường mời ông làm giáo viên môn toán, ông được dạy hẳn học sinh lớp thứ hai. Sang năm sau, vì thiếu người nên ông được phân công dạy luôn lớp thứ ba (cuối cấp). Nhiều giáo viên trong trường lo ông không đảm đương nổi, vì ông mới chỉ học đại học chưa đầy một năm, họ động viên: cậu đừng sợ, cứ giở sách toán của Bờ-ra-xê (Brachet) ra mà dạy. (Brachet là thạc sỹ toán học, nguyên Giám đốc Nha học chính Đông Dương. Các sách giáo khoa toán dạy cho học sinh Đông Dương hồi ấy đều do Brachet viết). Nguyễn Cảnh Toàn chỉ cười, thực ra ông rất muốn nhận dạy lớp cuối cấp để thử xem trình độ của mình. Ông chuẩn bị giáo án rất cẩn thận, chỉnh lý những chỗ dở trong sách của Brachet, (sách của Brachet dạy mang tính áp đặt mà không có chứng minh giải thích, các định nghĩa đưa ra cứ như từ trên trời rơi xuống). Chỉ sau ba tháng, ông đã nổi tiếng dạy giỏi ở Liên khu bốn. Thiếu giáo viên nên ông còn nhận dạy cả môn… triết học. Học trò của ông hồi này có nhiều người học giỏi và thành đạt như GS. Nguyễn Đình Tứ, nguyên uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Khoa Giáo Trung ương. Ông Tứ cũng học rất giỏi, được thầy Nguyễn Cảnh Toàn cho “nhảy cóc” một năm.

Dạy ở trường Huỳnh Thúc Kháng đến năm 1949 thì Bộ Giáo dục mở cuộc thi tốt nghiệp đại học cho những sinh viên đang học dở dang thì bị chiến tranh phải tạm ngừng. Đó có lẽ là cuộc thi “vô tiền khoáng hậu” ở Việt Nam ta, bởi vì, cả nước chỉ có một mình Nguyễn Cảnh Toàn dự thi. Ba vị giám khảo là Đặng Phúc Thông, Nguyễn Thúc Hào và Phó Đức Tố chấm cho một thí sinh. Nguyễn Cảnh Toàn đã vượt qua tất cả các nội dung thi và đỗ. Năm sau, ông được tín nhiệm mời làm giám khảo kỳ thi toán đại cương. Kỳ thi này cũng chỉ có hai người thi là ông Hoàng Tuỵ và ông Nguyễn Văn Bàng. Cả hai đều đỗ, riêng ông Tuỵ đỗ loại giỏi.
Năm 1951, ông được điều đi dạy đại học (là giáo viên phổ thông đầu tiên lên dạy đại học). Hồi ấy, trường đại học của Việt Nam gọi là Dục tài học hiệu đóng nhờ ở Nam Ninh (Trung Quốc). Dục tài học hiệu chỉ có hai khoa là Sư phạm cao cấp và Khoa học cơ bản. Cả trường chỉ có 9 giáo viên dạy 127 sinh viên. Đến năm 1954 giải phóng Thủ đô, Dục tài học hiệu chuyển về Hà Nội và tổ chức thành hai trường: ĐH sư phạm khoa học tự nhiên và ĐH sư phạm khoa học xã hội. Số lượng giáo viên vẫn rất ít, bởi thế, chủ trương của ta hồi ấy là chỉ đặt mục tiêu dạy học là chính, chứ không nghiên cứu khoa học. Thầy giáo Nguyễn Cảnh Toàn là người đầu tiên xông vào nghiên cứu khoa học. Ông lặng lẽ làm đề tài, khi có kết quả kha khá, ông báo cáo lên ông Lê Văn Thiêm là Hiệu phó, Chủ nhiệm khoa Toán, Tiến sỹ ở Pháp về. Ông Thiêm cho đem công trình ra báo cáo trước khoa, nhưng sau rồi đề tài cũng bỏ đó, bởi không ai biết đánh giá ra sao. Năm 1957, Bộ Giáo dục cho 9 thầy giáo đi thực tập sinh ở Đại học Lômônôxôp (Liên Xô) trong đó có thầy Nguyễn Cảnh Toàn. Ông Toàn nảy ý định đem đề tài của mình sang Liên Xô xem người ta đánh giá thế nào. Vì chưa biết tiếng Nga, ông viết bằng tiếng Pháp. Ông đưa cho một vị giáo sư toán học của Đại học Lômônôxôp xem, hai tháng sau ông này gặp Nguyễn Cảnh Toàn bảo: đề tài của anh rất tốt, xứng đáng làm luận án Phó Tiến sỹ. Được sự hướng dẫn của vị giáo sư đó, ông viết lại luận án bằng tiếng Nga và đi báo cáo ở các trường đại học. Ngày 24/6/1958, tại Đại học Lômônôxôp đã diễn ra buổi bảo vệ đề tài PTS của một người Việt Nam đầu tiên. Buổi bảo vệ đã thành công. Về nước, ông làm chủ nhiệm Khoa toán của Đại học Sư phạm. Vừa dạy học, ông lại tiếp tục nghiên cứu khoa học. Năm 1963, ông đã viết xong luận án tiến sỹ, nhưng cũng như lần trước, ông không biết liệu công trình của mình có giá trị không . Được ông Tạ Quang Bửu động viên rằng, cứ gửi sang Liên Xô để người ta thẩm định xem sao. Ông gửi, thế là được mời sang bảo vệ. Từ lúc gửi đến lúc bảo vệ thành công chỉ có ba tháng.

Câu chuyện của chúng tôi còn dài dài. Sợ ông mệt (ông vừa đi mổ mắt về), tôi xin phép ra về. Ông dặn: Anh là nhà báo, phải làm sao tuyên truyền quảng bá mạnh cho sự tự học. Lâu nay, chúng ta mất sự tự học, do việc dạy thêm, học thêm tràn lan, xói mòn nội lực tự mày mò nghiên cứu. Học trò bây giờ thụ động quá, đi học chỉ nhăm nhăm những nội dung thi cử, cái khác thì bỏ qua. Cứ thế này thì nguy lắm, nước nhà sẽ chẳng bao giờ có đội ngũ khoa học sánh tầm với nước ngoài được.

(Tạp chí Công nghệ, số 2.2004)


Được sửa bởi Admin ngày Wed Jul 13, 2011 8:40 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://chuyentoan.forum-viet.net
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 138
Points : 5149
Reputation : 3
Join date : 23/04/2011
Age : 28
Đến từ : Tiền Giang

Các nhà toán học Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Các nhà toán học Việt Nam   Các nhà toán học Việt Nam EmptyFri Jul 01, 2011 8:52 pm

Ngô Bảo Châu
Người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng toán học Clay

Chiều 5-11-2004 (giờ địa phương), tức sáng 6-11 (giờ VN), tại giảng đường ĐH Harvard (bang Massachusetts, Mỹ), Viện Toán học Clay đã trân trọng trao Giải thưởng nghiên cứu Clay năm 2004 cho Ngô Bảo Châu và Gérard Laumon.

Ngô Bảo Châu sinh tại Hà Nội năm 1972, là học sinh phổ thông chuyên toán Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội), hai lần đoạt huy chương vàng Olympic toán quốc tế tại Úc (1988) và CHLB Đức (1989), giờ là tiến sĩ khoa học, giáo sư ĐH Paris 11.

Trước đó, từ 13 đến 16-10-2004, Ngô Bảo Châu đã đến Canada dự hội nghị quốc tế về các dạng tự đẳng cấu và công thức vết, được tổ chức tại Viện Fields cùng với nhiều nhà toán học nổi tiếng ở các trường ĐH lớn trên thế giới.

Ngô Bảo Châu được mời đọc báo cáo tại phiên họp toàn thể về công trình dày 100 trang khổ A4 mà anh và Gérard Laumon vừa công bố hồi tháng 4-2004 với nhan đề bằng tiếng Pháp: Le lemme fondamental pour les groupes unitaires (Bổ đề cơ bản cho các nhóm unita).

Công thức vết (trace formula) là một trong những kỹ thuật chính để “công phá” nhiều giả thuyết trong chương trình Langlands (Langlands program), một lược đồ toán học đang được nhiều bộ óc lớn trên thế giới dồn sức từng bước thực hiện.

Trước hội nghị ở Canada, Ngô Bảo Châu nhận được một bức thư điện tử của James Carlson, chủ tịch Viện Toán học Clay. Bức thư viết:

Giáo sư Ngô thân mến,

Tôi vui mừng báo để ông biết Viện Toán học Clay vừa chọn ông và ông Gérard Laumon là hai người được tặng Giải thưởng nghiên cứu Clay sẽ trao vào ngày 5-11-2004 tại Cambridge, bang Massachusetts trong kỳ họp hằng năm của viện...

Năm ngoái, hai người được tặng giải thưởng này là Richard Hamilton và Terry Tao*. Năm kia, vinh dự ấy thuộc về Manindra Agrawal và Oded Schramm.

Hội đồng cố vấn khoa học của viện gồm James Carlson, Simon Donaldson, Gregory Margulis, Richard Melrose, Yum-Tong Siu, Andrew Wiles xin gửi đến hai ông lời chúc mừng nồng nhiệt.

Tôi cũng muốn gửi tới ông lời mời dự cuộc họp hằng năm của viện chúng tôi ở Cambridge vào thứ sáu 5-11 để nhận giải thưởng...

Kính thư,
James Carlson
Chủ tịch Viện Toán học Clay

Đối với Ngô Bảo Châu, bức email này quá bất ngờ! Công trình của anh và Laumon chỉ mới được công bố ở dạng tiền ấn phẩm, chưa được phản biện kỹ càng trước khi chính thức đưa lên tạp chí.

Thông thường, một công trình khoa học, trước hết, phải được đăng trên tạp chí chuyên ngành hay in trong sách chuyên khảo, để các nhà chuyên môn trên thế giới có cơ hội “săm soi” từng câu, từng chữ trong vòng vài ba năm, xem còn có khiếm khuyết gì cần sửa chữa, bổ sung hoặc bác bỏ hay không, lúc bấy giờ, nếu xứng đáng, mới có thể đem đặt lên bàn làm việc của một hội đồng quốc tế xét tặng giải thưởng. Trong khi công trình của anh chỉ mới đưa lên Internet hồi đầu tháng tư năm nay!

Hội nghị kết thúc, anh quay lại vùng Palaiseau, nơi anh vừa dọn nhà tới sau khi nhận chức vụ giáo sư ở ĐH Paris 11. Nhà cửa bề bộn quá! Vợ anh, chị Nguyễn Bảo Thanh, người bạn gái từ thời chuyên toán Trưng Vương, giờ đã một nách ba con gái bé, không người giúp việc. Các bạn anh cứ tưởng anh sống ở Pháp đầy đủ tiện nghi hơn ở Hà Nội nhiều.

Thật ra đâu phải thế! Gần chục năm qua hai vợ chồng anh cùng mấy cô con gái bé phải chui rúc - đúng thế - trong một căn phòng chỉ rộng 20m2 do giáo sư Henry Rogemorter nể tình cho ở nhờ. Anh phải làm cái công việc nghiên cứu nhọc nhằn trong tiếng khóc hay cười reo của đám trẻ. Tháng sáu năm nay, sau khi nhận chức vụ giáo sư ở ĐH Paris 11, đồng lương khá hơn, anh mới có thể cùng vợ con dọn đến nhà mới ở vùng Palaiseau, gần trường.
Có thể nói công trình của Ngô Bảo Châu và Gérard Laumon là một bước phát triển tiếp sau công trình của Andrew Wiles chứng minh định lý cuối cùng của Fermat (được tặng Giải thưởng Wolfskehl năm 1997 và Giải thưởng nghiên cứu Clay năm 1999), cũng như công trình của người bạn anh, Laurent Lafforgue, về công thức vết (được tặng Giải thưởng nghiên cứu Clay năm 2000 và huy chương Fields năm 2002).



Khi tôi viết những dòng này thì Ngô Bảo Châu vừa nhận giải thưởng xong, đang dự tiệc mừng tại ĐH Harvard. Mẹ anh gọi điện thoại cho anh vào máy di động. Anh thưa với mẹ: “Vui lắm mẹ ạ! Cúp giải thưởng bằng kim loại, nặng lắm! Con sẽ mang về tặng mẹ!...”.

Có lẽ cũng nên nói thêm điều này: bên cạnh Ngô Bảo Châu, nhiều bạn trẻ nước ta trước đây từng đoạt huy chương Olympic toán quốc gia, quốc tế, hiện đang là những giáo sư, tiến sĩ toán, vật lý có tên tuổi ở Mỹ, Pháp, Đức, Ba Lan, như Vũ Kim Tuấn, Phạm Hữu Tiệp, Lê Tự Quốc Thắng, Đàm Thanh Sơn, Nguyễn Tiến Dũng, Phan Thị Hà Dương, Ngô Đắc Tuấn, Phạm Lê Kiên, Lê Hồng Vân, Nguyễn Hồng Thái...

Nhiều học sinh chuyên toán ngày nào còn ở tuổi trăng tròn lẻ, nay đang giữ trọng trách tại nhiều cơ quan khoa học và giáo dục nước ta như Ngô Việt Trung, Đào Trọng Thi, Trần Văn Nhung, Nguyễn Văn Mậu, Nguyễn Đông Anh, Hoàng Lê Minh, Vũ Đình Hòa, Lê Tuấn Hoa, Hoàng Ngọc Hà, Lê Hải Khôi, Hà Huy Bảng, Nguyễn Đình Công, Lê Bá Khánh Trình...

(theo Tuổi Trẻ)

Chú thích thêm:

*Terry Tao: sinh ra và lớn lên ở Úc, được nhận vào chương trình PhD của Princeton -- 1 trong những trường tóan đứng đầu nước Mỹ -- năm 16 tuổi. Prof. Tao hòan thành PhD năm 21 tuổi, trở thành giáo sư (full-time professor) ở UCLA năm 24 tuổi. Terry Tao được xem là 1 trong những Analyst giỏi nhất thế giới hiện nay, và dự đóan sẽ được giải Fields Medal (Giải Thưởng Nobel Trong Tóan Học) sắp tới.

Viện Toán học Clay được thành lập năm 1998 tại Cambridge, bang Massachusetts, Mỹ. Ngoài việc tài trợ các nhà toán học, mở các trường mùa hè, các hội nghị, hội thảo chuyên đề về toán học, viện còn đặt ra hai loại giải thưởng:

- Giải thưởng đặc biệt, mỗi giải 1 triệu USD, dành cho việc giải quyết bảy bài toán thiên niên kỷ do viện lựa chọn.

- Giải thưởng hằng năm dành cho những thành tựu toán học đặc biệt xuất sắc, mỗi năm một hoặc hai giải.

Sáu năm qua, giải thưởng hằng năm của Viện Clay đã được trao cho các nhà toán học xuất sắc: Andrew Wiles (1999), Alain Connes và Laurent Lafforgue (2000), Edward Witten và Stanislav Smirnov (2001), Oded Schramm và Manindra Agrawal (2002), Richard Hamilton và Terence Tao (2003), Gérard Laumon và Ngô Bảo Châu (2004).

Hội đồng xét giải thưởng bao gồm nhiều nhà toán học danh tiếng, trong đó có Andrew Wiles, người đã chứng minh thành công định lý cuối cùng của Fermat, một thách đố từng làm bối rối những bộ óc vĩ đại nhất của nhân loại suốt 358 năm! Chính Andrew Wiles đã tiến cử Ngô Bảo Châu và Gérard Laumon nhận giải thưởng năm nay về công trình bổ đề cơ bản cho các nhóm unita...

Thiên ngoại hữu thiên




Sưu tầm


Được sửa bởi Admin ngày Wed Jul 13, 2011 8:40 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://chuyentoan.forum-viet.net
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 138
Points : 5149
Reputation : 3
Join date : 23/04/2011
Age : 28
Đến từ : Tiền Giang

Các nhà toán học Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Các nhà toán học Việt Nam   Các nhà toán học Việt Nam EmptyFri Jul 01, 2011 8:52 pm

GS - NGND Ngô Thúc Lanh
(Nội san sinh viên số 4/2003) - Thời trung học, cha mẹ chúng ta được học sách của thày, còn chúng ta được học sách của các học trò của thầy. Và đến khi trở thành sinh viên, thành nghiên cứu sinh, các sách chuyên khảo của thầy luôn là tài liệu quý giá của mỗi người học Toán. Từ rất nhiều năm nay, thầy là cây đại thụ, người thầy lớn của khoa Toán-Tin, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Ở tuổi 80, thầy của chúng ta, GS - NGND Ngô Thúc Lanh vẫn có những đóng góp quý báu, chỉ giáo cho các thế hệ kế tiếp. Cả cuộc đời nghiên cứu thầy đã dành hết tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Thầy từng là sinh viên trường Đại học Đông Dương. Sau cách mạng tháng tám, thầy tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp trở thành một trong những giáo viên đầu tiên của trường trung học kháng chiến Chu Văn An. Bậc học cao nhất ở chiến khu lúc bấy giờ. Sau đó, thầy được điều động sang dạy học tại khu học xá Trung ương ở Nam Ninh Trung Quốc. Hoà bình lập lại ở miền Bắc (1954) các trường đại học non trẻ của nước ta ra đời. Cùng với các giáo sư Lê Văn Thuân, Nguyễn Thúc Hào, Hoàng Tuy, Nguyễn Cảnh Toàn..., giáo sư Ngô Thúc Lanh đã tham gia xây dựng chương trình, viết giáo trình và giảng dạy rất nhiều môn toán khác nhau.

Thầy đã đào tạo nhiều lớp cán bộ giảng dậy và nghiên cứu Toán học làm nòng cốt cho các trường đại học và các viện nghiên cứu ngày nay.

Năm 1956, GS Ngô Thúc Lanh và GS Nguyễn Cảnh Toàn được giao nhiệm vụ xây dựng khoa Toán trường ĐHSP Hà Nội. Mặc dù chưa một lần học tập chính quy ở nước ngoài như nhiều người khác nhưng thầy đã tự học, tự đào tạo để hoàn thành mọi nhiệm vụ dù rất nặng nề.

Những năm thầy làm chủ nhiệm khoa (1956 - 1972) là những năm đầu khoa Toán phải trải qua thời kỳ gian khổ vô cùng thiếu thốn.

Những năm tháng lao động không ngừng nghỉ dưới làn bom đạn ác liệt của giặc Mỹ, nơi sơ tán, thầy luôn là tấm gương tận tuỵ vượt lên những khó khăn về cả việc công và việc gia đình. Từ đó thầy dìu dắt bao thầy cô của chúng ta trưởng thành. Thầy đã trở thành một phần sức mạnh của tập thể. Nhớ về những năm tháng không thể quên ấy, rất nhiều thầy cô của chúng ta bây giờ không khỏi xúc động. Chắc chúng ta vẫn còn nhớ lời kể sâu sắc của GS.NGND Hoàng Xuân Sính trong lễ kỷ niệm 50 năm thành lập khoa về những ngày làm việc đầu tiên của Cô ở Việt Nam, ở khoa Toán-Tin cũng là những ngày cô được GS. Ngô Thúc Lanh giúp đỡ, chỉ bảo rất tận tình. Cũng như nhiều đồng nghiệp và học trò của thầy, Cô đã thật may mắn khi được sống, giảng dậy và học tập với Thầy, được thầy tận tâm dìu dắt. Còn theo lời GS Vũ Tuấn: 'Những năm tháng làm chủ nhiệm khoa là những năm khoa Toán ĐHSP Hà Nội làm việc nghiêm túc nhất, dạy dỗ chuẩn mực, học tập và lao động hăng say nhất...'

Cũng trong nhiệm kỳ chủ nhiệm khoa của thầy, khối PTCTT đã ra đời, cũng là thời kỳ khoa có chủ trương với chế độ NCS. Năm 1968, khoa ta vinh dự được công nhận là khoa lao động XHCN. Từ đó đến nay, khoa Toán Tin đã trưởng thành hơn rất nhiều, khối PTCTT đã vô cùng lớn mạnh, nhiều học sinh giỏi, sinh viên giỏi, cán bộ giỏi đã trưởng thành. Hôm nay nhìn lại, chúng ta không thể quên được công sức to lớn của Thầy. Thầy đã viết nhiều giáo trình, sách chuyên khảo, sách giáo khoa phục vụ cho giảng dạy ở nhiều trường trong cả nước. Học trò của thầy, nhiều người đã trở thành các nhà lãnh đạo, các nhà khoa học. . . Và ý nghĩa hơn hết, như lời của một thầy giáo đã nói: GS Ngô Thúc Lanh đã dạy hầu như toàn bộ các giáo viên khoa Toán. Nay, thầy còn khoẻ minh mẫn, vẫn hăng hái luyện tập, đọc và viết đó là may mắn của tất thảy học trò của thầy. Thầy đã dạy hàng nghìn giờ, viết hàng nghìn trang sách và có hàng nghìn học trò. Tận tuỵ, khiêm nhường và trung thực là bài học lớn thầy để lại trong lòng mỗi chúng ta.

Ngày 22.02.03 mừng thầy 80 tuổi, khoa Toán Tin long trọng tổ chức lễ mừng thọ thầy, tôn vinh, và bày tỏ lòng biết ơn của các thế hệ học trò tới thầy. Những ai không có may mắn được thầy trực tiếp giảng dạy vẫn mong ước được nhận làm học trò của thầy. Bởi tấm lòng, đạo đức nghề nghiệp và khối kiến thức mà thầy truyền thụ chính là điều mà mỗi người học sinh chân chính còn học tập.

Năm tháng sẽ qua đi rất nhanh, đời người là quá ngắn so với chiều dài lịch sử, song những cống hiến của thầy đã góp phần tạo nền móng cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo nước nhà thì không thể so sánh được. Chúng ta sẽ mãi không quên lời thầy đã dạy: Bình dị, liêm khiết, cần cù là cuộc đời nhà giáo. Và tâm hồn nhà giáo vì thế mà thanh thản, hồn hậu mà đẹp vô cùng.

Mừng thầy thượng thọ, chúng ta kính chúc thầy mạnh khỏe, sống lâu, để học trò thầy còn được hưởng bóng mát của cây 'đại thụ', 'bóng cả' của thầy là sức mạnh là tấm gương cho chúng ta vươn tới.

Chu Cẩm Thơ


Được sửa bởi Admin ngày Wed Jul 13, 2011 8:41 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://chuyentoan.forum-viet.net
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 138
Points : 5149
Reputation : 3
Join date : 23/04/2011
Age : 28
Đến từ : Tiền Giang

Các nhà toán học Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Các nhà toán học Việt Nam   Các nhà toán học Việt Nam EmptyFri Jul 01, 2011 8:53 pm

GS. Đào Trọng Thi
Đào Trọng Thi sinh ngày 23.3.1951, tại xã Tân Hiệp, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, trong một gia đình thuộc dòng họ Đào Trọng nổi tiếng có nhiều người đỗ đạt, hiển vinh ở quê hương danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm - tản cư trong thời gian cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Hòa bình lập lại năm 1954, cùng gia đình về tiếp quản Thủ đô, Đào Trọng Thi theo học tại Trường Tiểu học Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội. Suốt bậc tiểu học, cậu luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện. Mặc dù cũng rất yêu thích môn Văn nhưng cậu luôn dành cho môn Toán sự ưu ái đặc biệt mỗi lần phải chọn lựa môn thi khi được cử tham dự các kỳ thi học sinh giỏi cả hai môn được tổ chức vào cùng một thời gian.

Hết bậc tiểu học, Đào Trọng Thi chuyển tới học tại trường cấp II Tây Sơn (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Tại ngôi trường này, niềm say mê những con số của Đào Trọng Thi càng được bộc lộ rõ nét hơn. Năm 1963, với giải Nhất môn Toán lớp 5 toàn thành phố Hà Nội, cậu ấp ủ mơ ước trở thành một nhà toán học trong tương lai. Năm 1964, Mỹ leo thang ra miền Bắc, Đào Trọng Thi theo cơ quan bố sơ tán về Vĩnh Phúc. Cậu theo học tại trường cấp III Yên Lạc. Khác với nhiều bạn cùng trang lứa, Đào Trọng Thi thường dùng thời gian rảnh rỗi mày mò tự học tiếng Nga để có thể đọc hiểu được một số tài liệu đơn giản. Cùng với niềm hứng thú tự học ngoại ngữ là niềm say mê tìm hiểu những kiến thức mới trên những trang tạp chí Toán học và Tuổi trẻ. Chính tờ tạp chí này đã mở rộng tầm nhìn của cậu về thế giới của những con số, về những người có cùng niềm đam mê Toán học như cậu. Cậu tham gia giải các bài toán khó và nhiều lời giải hay của cậu đã được chọn đăng trên tạp chí Toán học và Tuổi trẻ. Cái tên Đào Trọng Thi bắt đầu được giới học sinh giỏi Toán chú ý từ đây.

Năm 1965, Đào Trọng Thi được nhà trường cử dự thi và trúng tuyển vào lớp Toán đặc biệt (Khối THPT chuyên Toán - Tin học hiện nay) của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau khi tập trung tại giảng đường 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội, cậu cùng với 63 bạn cùng lớp chuyển tới "làng Đại học Tổng hợp" khi đó đang sơ tán tại xã Văn Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Bắc Thái. Với sự giảng dạy đầy nhiệt huyết và kinh nghiệm lâu năm của các thầy Khoa Toán, trong đó có cả những nhà khoa học nổi tiếng như GS. Lê Văn Thiêm, Hoàng Tụy, Phan Đức Chính, Nguyễn Thừa Hợp..., năng khiếu toán học của Đào Trọng Thi được bồi dưỡng và phát triển. Năm 1968, cậu đoạt giải Ba kỳ thi học sinh giỏi Toán toàn miền Bắc. Sau khi tốt nghiệp xuất sắc trung học phổ thông, cậu được Nhà nước chọn cử sang Liên Xô học bậc đại học.

Cuối năm 1968, lần đầu tiên đặt chân đến đất nước của Lênin, anh sinh viên Đào Trọng Thi không khỏi xúc động trước cơ hội được học tập trong một nền giáo dục đại học hàng đầu thế giới. Năm đầu tiên đến Liên Xô, Đào Trọng Thi được phân công học tiếng Nga tại Trường Đại học Belaruxia (Minsk). Trong khi nhiều bạn còn phải đánh vật với tiếng Nga thì Đào Trọng Thi, với vốn tiếng Nga tự trang bị khi còn ở trong nước, đã bắt đầu nghiền ngẫm các cuốn sách chuyên ngành mượn trong thư viện của trường. Kết thúc xuất sắc năm dự bị tiếng và với thành tích học tập trong nước, Đào Trọng Thi được tuyển chọn vào học tại Khoa Toán - Cơ, Trường Đại học Tổng hợp Lômônôxốp - một trung tâm khoa học nổi tiếng thế giới. Tại đây, anh đã may mắn được dự các bài giảng chuyên đề của nhà toán học trẻ tuổi A.T. Fômenko về những thành tựu nghiên cứu xuất chúng của ông trong lĩnh vực Các phương pháp Tôpô trong phép biến phân hiện đại. Cơ duyên gặp gỡ với Giáo sư A.T. Fômenko cũng là một động lực thôi thúc anh chọn chuyên ngành hình học vi phân và Tôpô. Năm 1974, với tấm bằng đỏ tốt nghiệp đại học cùng hai bài báo khoa học được tặng Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học, Đào Trọng Thi được chuyển tiếp nghiên cứu sinh. Hành trình hoàn thành luận án tiến sĩ của Đào Trọng Thi cũng lại được thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo sư A.T. Fômenco - người thầy đã từng dìu dắt Đào Trọng Thi hoàn thành luận văn tốt nghiệp đại học.

Những năm đầu thập kỷ 70 thế kỷ trước, các nghiên cứu của giáo sư A.T. Fômenko về "Bài toán Plateau tuyệt đối nhiều chiều" đã gây được tiếng vang lớn trong giới toán học thế giới. Đào Trọng Thi cũng ấp ủ ước mơ về một đỉnh cao tiếp theo trong lĩnh vực toán học đầy chông gai nhưng rất triển vọng này: Bài toán Plateau tương đối nhiều chiều (hay còn gọi là Bài toán Plateau nhiều chiều trong lớp đồng luân). Đó là mục tiêu lâu dài. Còn trước mắt cần xác định một mục tiêu vừa tầm để có thể hoàn thành luận án tiến sĩ trong thời hạn 3 năm. Được sự chấp thuận và động viên của thầy hướng dẫn, anh tập trung nghiên cứu đề tài: "Thiết lập các tiêu chuẩn hữu hiệu để xác định các mặt cực tiểu toàn cục" - một vấn đề còn ít được khai phá, nhất là các kết quả mang tính tổng thể. Đề tài hóc búa nhưng có nhiều hứa hẹn đã cuốn hút Đào Trọng Thi dốc toàn tâm, toàn lực nghiên cứu. Trên cơ sở khai thác và kết hợp các ý tưởng và phương pháp luận hiện đại của một vài chuyên ngành toán học như Đại số, Giải tích lồi và Tôpô, Đào Trọng Thi đã trở thành người "mở đường" đề xuất phương pháp dạng cỡ. Hơn 3 năm dày công nghiên cứu, Đào Trọng Thi đã công bố 7 bài báo trên các tạp chí toán học có uy tín bậc nhất trên thế giới. Nghiên cứu của anh làm nền tảng cho việc phát triển và hệ thống hóa lý thuyết hình học định cỡ do nhiều nhà toán học thuộc các trường phái Nga và phương Tây thực hiện. Năm 1977, anh đã bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ. Hội đồng Khoa học Trường Đại học Tổng hợp Lômônôxốp đã đánh giá cao các kết quả nghiên cứu của anh, đồng thời khẳng định khả năng phát triển thành luận án tiến sĩ khoa học của đề tài và đề nghị anh tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện công trình để bảo vệ học vị tiến sĩ khoa học.


Lê Doãn Trung [100 Years-VietNam National University,HaNoi]
Trở về nước, Đào Trọng Thi được Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp phân công giảng dạy tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội - ngôi trường đã tạo dựng, vun đắp cho anh hoài bão, niềm say mê cùng những kiến thức Toán học cần thiết đầu tiên khi còn là một học sinh phổ thông chuyên Toán. Năm 1979, Đào Trọng Thi được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Bộ môn Hình học - Tôpô - Đại số thuộc Khoa Toán - Cơ. Thời gian này, ngoài thực hiện tốt các nhiệm vụ giảng dạy và quản lý được giao, anh tập trung dành thời gian "tấn công" "Bài toán Plateau tương đối nhiều chiều" đã ấp ủ từ lâu và chuẩn bị bản thảo luận án tiến sĩ khoa học "Các đa biến tạp và bài toán biến phân hình học nhiều chiều trên các đa tạp Rieman". Năm 1982, anh được trở lại Trường Đại học Tổng hợp Lômônôxốp với tư cách là thực tập sinh cao cấp để hoàn thiện và chuẩn bị bảo vệ luận án tiến sĩ khoa học. Bản luận án đã gây được tiếng vang trong giới toán học Liên Xô và thế giới. Trên cơ sở luận án tiến sĩ khoa học, Đào Trọng Thi cùng với Giáo sư A.T. Fômenko biên soạn cuốn sách chuyên khảo "Các mặt cực tiểu, các đa biến tạp phân tầng và bài toán Plateau" và đã được nhà xuất bản Nauka (Liên Xô) phát hành rộng rãi năm 1987. Năm 1991, cuốn sách này đã được nhà xuất bản Hội Toán học Mỹ dịch sang tiếng Anh và xuất bản tại Mỹ. Với các thành tựu đạt được trong nghiên cứu toán học, năm 1985, Đào Trọng Thi được ghi danh vào Từ điển Bách khoa Toàn thư Toán học Liên Xô với tư cách là một chuyên gia đầu ngành của lĩnh vực Bài Plateau nhiều chiều.

Sau khi bảo vệ thành công học vị tiến sĩ khoa học, năm 1984, Đào Trọng Thi trở về Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội tiếp tục thực hiện chức trách của một giảng viên đại học. Năm 1991, khi tròn 40 tuổi, ông được đặc cách phong học hàm Giáo sư (không qua Phó giáo sư) và trở thành một trong những giáo sư trẻ nhất của ngành Toán học và của giới khoa học Việt Nam lúc đó. Trong nhiều năm, vừa là một nhà khoa học, vừa là một cán bộ giảng dạy, GS.TSKH Đào Trọng Thi đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học. Giáo sư cũng rất tích cực quan tâm đào tạo, bồi dưỡng các nhà khoa học trẻ. Dưới sự hướng dẫn của ông, 7 luận án tiến sĩ đã được bảo vệ thành công, nhiều học trò do ông đào tạo nay đã trở thành những cán bộ chủ chốt của một số cơ sở đào tạo và nghiên cứu toán học. Ông đã viết giáo trình "Hình học giải tích" và "Giáo trình rút gọn về hình học giải tích" dành cho sinh viên ngành Toán học và giáo trình "Hình học vi phân" dành cho sinh viên hệ cử nhân tài năng Toán học. Trong công tác nghiên cứu khoa học, Giáo sư đã công bố gần 40 công trình khoa học tại các tạp chí toán học có uy tín trong nước và quốc tế. GS.TSKH Đào Trọng Thi cũng đã chủ trì thực hiện thành công 4 đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước, 2 đề tài trọng điểm ĐHQGHN. Ông là một trong những người tham gia sáng lập hệ cử nhân khoa học tài năng tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc ĐHQGHN - mô hình đào tạo chất lượng cao đầu tiên ở Việt Nam đáp ứng các chuẩn mực quốc tế, đồng thời trực tiếp tham gia giảng dạy đào tạo hệ đặc biệt này từ những ngày đầu ở giai đoạn thí điểm, kiên trì áp dụng phương pháp giảng dạy mới nhằm tăng cường tư duy sáng tạo của sinh viên. Nhờ những thành công ban đầu trong đào tạo nguồn nhân lực tài năng, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của GS. Đào Trọng Thi, ĐHQGHN đang được lãnh đạo Đảng và Nhà nước tin tưởng giao cho nhiệm vụ chuẩn bị dự án mang tầm cỡ quốc gia: Thí điểm phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Năm 1989, GS. Đào Trọng Thi đảm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Khoa Sau đại học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Đây là chặng đường đầu tiên giúp ông tích lũy kinh nghiệm cho công tác quản lý giáo dục đại học ở tầm vĩ mô sau này. Năm 1992, ông được bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội - trường đại học lớn nhất Việt Nam lúc bấy giờ, khi mới bước sang tuổi 41. Rồi năm 1993, khi Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập theo Nghị định của Chính phủ, ông được phân công đảm nhiệm chức trách của Phó giám đốc ĐHQGHN kiêm Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Từ năm 1996 đến nay, ông đã ba khóa liền được bầu làm Uỷ viên Trung ương Đảng (Khoá VIII, IX, X). Từ năm 1998, GS.TSKH Đào Trọng Thi giữ cương vị Bí thư Đảng uỷ ĐHQGHN và từ năm 2001 ông được bổ nhiệm làm Giám đốc ĐHQGHN. Tất cả những người làm việc trực tiếp với GS. Đào Trọng Thi đều khâm phục tính cách dứt khoát, quyết đoán và khả năng tư duy logic, hệ thống khi giải quyết hàng loạt những vấn đề phức tạp của ĐHQGHN. Ông là một nhà quản lý sắc sảo, có tầm tư duy chiến lược, luôn nhạy bén với những yếu tố mới, xu hướng mới, có khả năng đưa ra những quyết định nhanh và chính xác, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Sự thành công trong nhiều quyết sách của ĐHQGHN nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, hoàn thiện mô hình một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và công nghệ chất lượng cao ở Việt Nam đều có phần đóng góp rất quan trọng của nhà lãnh đạo tâm huyết này. Trong con người ông, phẩm chất của một nhà toán học tài năng, năng lực của một nhà quản lý tầm vĩ mô hoà quyện, hỗ trợ lẫn nhau. Với cương vị của người giữ trọng trách cao nhất của ĐHQGHN hiện nay, GS. Đào Trọng Thi trở thành điểm quy tụ, thống nhất trí tuệ, tài năng, trách nhiệm, tình cảm của hàng nghìn cán bộ nhân viên, hàng chục nghìn học sinh, sinh viên để cùng nhau kiên trì phấn đấu thực hiện sứ mệnh mà Đảng và Nhà nước giao phó là phát triển một mô hình đại học đa ngành, đa lĩnh vực hiện đại, tiên tiến ngang tầm khu vực và thế giới.

Với những đóng góp to lớn trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo và trong công tác lãnh đạo quản lý, GS.TSKH Đào Trọng Thi đã được tặng nhiều phần thưởng cao quý của Nhà nước. Nhiều cơ quan và tổ chức khoa học, giáo dục quốc tế cũng đánh giá rất cao những đóng góp của ông cho sự nghiệp giáo dục đại học chung của thế giới và đã trao tặng ông nhiều phần thưởng và danh hiệu danh dự.

Lê Doãn Trung [100 Years-VietNam National University,HaNoi]


Được sửa bởi Admin ngày Wed Jul 13, 2011 8:41 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://chuyentoan.forum-viet.net
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 138
Points : 5149
Reputation : 3
Join date : 23/04/2011
Age : 28
Đến từ : Tiền Giang

Các nhà toán học Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Các nhà toán học Việt Nam   Các nhà toán học Việt Nam EmptyFri Jul 01, 2011 8:54 pm

Lê Dũng Tráng
Ngày sinh: 27 tháng 07 năm 1947
Quốc tịch: Việt Nam, Pháp

Chuyên nghành: Lý thuyết kỳ dị, Hình học đại số, Hình học Tôpô vi phân...
Trình độ:
1969: Tiến sĩ (Người hướng dẫn: Claude Chevalley)
1971: Tiến sĩ khoa học
Các học vị:
01/10/1966 – 30/09/1969: Trợ giảng tại Đại học Paris
01/10/1969 – 30/09/1972: Nghiên cứu viên tại CNRS – Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp
01/10/1972 – 30/09/1975: Giáo sư nghiên cứu CNRS – Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp
01/10/1975 – 31/12/1980: Phó giáo sư Đại học Paris 7
- 1981 - 1999: Giáo sư Trường Đại học Paris 7.
- 1994 - 1999: Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia.
- 1983 - 1995: Giáo sư Trường Đại học Bách khoa (Pháp).
- Giáo sư Trường Đại học Provence (tại Thành phố Marseille) từ năm 1999 đến năm 2003.

Chức danh: Chủ tịch ban Toán Trung tâm khoa học quốc tế của thế giới thứ 3 mang tên “Abdus Salam”
Giải thưởng: Giải thưởng toán học của Viện hàn lâm khoa học Pháp (1990)
Học vị: Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học các nước đang phát triển (1993)

Ông thường xuyên giữ liên lạc với các nhà toán học Việt Nam và còn triển khai trường đào tạo về toán học cho các nước châu Phi với sự cộng tác của M.El Tom. ( http://www.ictp.it).

Năm 2006, ông đã nhận bằng Tiến sĩ danh dự của Viện khoa học và công nghệ VN. Ông là đồng tác giả của Định lý Lê-Ramanujam, hay còn gọi là "Định lý Mu=constant": trong một họ siêu mặt có kỳ dị cô lập, nếu số Milnor - "số Mu" - là không đổi, thì kiểu tô pô của họ siêu mặt cũng không đổi. Cho đến tận bây giờ, sau hơn 30 năm, định lý này vẫn đang là điểm xuất phát cho nhiều kết quả mới trong tô pô, hình học đại số và giải tích phức. (Hà Huy Vui - Viện Toán học VN)
Về Đầu Trang Go down
https://chuyentoan.forum-viet.net
Sponsored content





Các nhà toán học Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Các nhà toán học Việt Nam   Các nhà toán học Việt Nam Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Các nhà toán học Việt Nam
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Trả lời các câu phỏng vấn của Microsoft - Phần cuối (có ebook Việt kèm theo)
» VietMath – Phần mềm toán học bằng tiếng Việt
» GSP5.0 việt hóa
» - HƯỚNG DÂN SỬ DỤNG TÊN MIỀN TIẾNG VIỆT -
» GRAMMAR 2.9 - phần mềm học tiếng Anh của người Việt

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Chuyên Toán :: Giải trí toán học-
Chuyển đến